Vệ sinh máy lạnh điều hòa thường xuyên không những giúp máy chạy mát, chạy êm hơn mà còn tiết kiệm điện năng.
Điều hòa sử dụng lâu ngày sẽ ngày càng yếu và không được mát như trước nữa, hơn nữa còn rất tốn điện năng. Nguyên nhân có thể là do máy móc đã cũ kỹ hoặc là do bạn lười vệ sinh lưới lọc. Chẳng cần gọi thợ bảo trì để mất thêm chi phí, bạn vẫn có thể tự vệ sinh điều hòa theo những mẹo vặt sau.
Dấu hiệu cần phải vệ sinh điều hòa
Không lạnh hay hơi lạnh tỏa ra yếu. Đó có thể do chiếc điều hòa của bạn lâu ngày không được làm vệ sinh dẫn đến công suất lạnh bị giảm.
Điều hòa dùng cả năm không vệ sinh hoặc bảo trì sẽ khiến đuôi nóng (Unit Outdoor) giải nhiệt kém, gây hư hỏng.
Đối với hộ gia đình, thời gian sử dụng điều hòa khoảng 3 – 6 giờ/ngày thì nên vệ sinh và bảo dưỡng trung bình 3 – 4 tháng/lần.
Đối với văn phòng hành chính, thời gian sử dụng điều hòa khoảng 8 – 10 giờ/ngày thì nên vệ sinh và bảo dưỡng trung bình từ 2 – 3 tháng/lần.
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết
Để công việc vệ sinh máy lạnh trở nên chuyên nghiệp và không bị gián đoạn thì bạn cần phải chuẩn bị trước những dụng cụ cần thiết. Một số dụng cụ – thiết bị hỗ trợ việc vệ sinh máy lạnh tại nhà:
+ Bơm tăng áp có hệ thống vòi nước áp suất cao, làm sạch sâu.
+ Bình dạng xịt chứa dung dịch tẩy rửa dùng để tẩy rửa bụi bẩn, vi khuẩn ở dàn lạnh.
+ Máy khoan / Máy vặn vít/ Tuốc-nơ-vít và các thiết bị dân dụng khác (tham khảo: Máy khoan pin Bosch)
+ Khăn sạch hoặc giẻ lau để ngăn chặn nước ảnh hưởng đến các bo mạch điện tử.
+ Túi ni lông cỡ lớn (hoặc áo mưa tiện lợi)
+ Máy hút bụi (nếu có)
Bước 2: Ngắt điện máy điều hòa. Sau đó treo chiếc túi có miệng đủ rộng để hứng bụi và nước chảy xuống trong quá trình vệ sinh điều hòa. Sau khi tắt máy, phải đợi hơn 2 phút sau mới được tiến hành mở máy và bảo dưỡng máy lạnh.
Bước 3: Bảo dưỡng máy lạnh định kỳ
Luôn nhớ cần bảo dưỡng máy lạnh định kỳ. Đối với dàn lạnh và dàn nóng thì cần vệ sinh ít nhất 4 tháng một lần. Nếu có thời gian, bạn nên dùng chổi lông mềm quét các bộ phận cũng như vỏ máy khoảng nửa tháng một lần để giữ vệ sinh điều hoà.
Bước 4: Thường xuyên chú ý theo dõi âm thanh phát ra từ máy lạnh
Những lúc bật máy lạnh bạn nên theo dõi các âm thanh từ máy phát ra. Nếu xuất hiện các âm thanh như tiếng va đập lạch cạch, tiếng kêu của động cơ,… thì ngay lập tức phải tắt máy và tìm ra nguyên nhân tại sao. Để đảm bảo an toàn, bạn có thể gọi nhân viên bảo hành đến xử lý.
Bước 5: Pha nước và muỗng chất tẩy nhẹ (dầu gội hoặc sữa tắm) rồi cho vào chai xịt và xịt nhẹ nhàng vào các khe giữa các lá kim loại, tránh để nước bắn vào bo mạch điện tử của máy lạnh rồi dùng bàn chải đánh răng chà dọc theo các kẽ hở để làm sạch bụi. Lưu ý, phun chĩa xuống một chút để chất tẩy rửa có thể len lỏi vào từng lá kim loại hay lưỡi quay.
Bước 6: Dùng nước sạch xịt lại lần nữa rồi sử dụng khăn khô lau lại cho sạch.
Bước 7: Khi lưới lọc đã khô ráo thì bạn ráp lưới lọc vào máy điều hòa rồi đậy nắp lại.
Bước 8: Mở chế độ gió khoảng 30 phút cho máy khô và sạch hoàn toàn. Tháo túi đặt rác ra. Giờ điều hòa của bạn đã sạch bóng rồi.
Chỉ mất vài phút là điều hòa nhà bạn đã chạy êm và mát hơn hẳn. Hãy bảo vệ điều hòa của gia đình bạn để chạy êm hơn.