Những loại rau củ giàu chất dinh dưỡng này vẫn được luộc trong bữa cơm hàng ngày, nhưng khi luộc chúng sẽ mất hết chất dinh dưỡng trong rau củ.
Luộc rau tưởng là công việc đơn giản nhất trên đời nhưng cũng đòi hỏi người thực hiện phải hiểu biết để luộc rau sao cho ngon mắt và giữ được đầy đủ chất dinh dưỡng. Rất nhiều người mắc sai lầm khi luộc rau và sử dụng rau luộc.
Những sai lầm này từ chỗ không nghiêm trọng lắm tức là khiến cho rau trở thành vàng úa, không xanh tươi, ngon mắt… đến nghiêm trọng vừa phải nghĩa là bạn đã làm mất đi gần hết chất dinh dưỡng có trong rau. Có những loại rau củ không nên luộc nhưng chúng ta vẫn luộc mỗi ngày, dưới đây là những mẹo vặt chia sẻ cho bạn những loại rau không nên luộc.
Loại rau của không nên luộc
Bắp cải
Bắp cải chứa hàm lượng vitamin cao hơn nhiều so với các loại rau củ như cà rốt, khoai tây, hành tây. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, hàm lượng vitamin A và vitamin P trong bắp cải kết hợp với nhau làm thành mạch máu bền vững hơn.
Đồng thời, loại rau này còn chứa các chất chống ung thư như sulforaphane, phenethyl isothiocyanate và Indol -33 carbinol… Nếu luộc rau bắp cải, hàm lượng vitamin và các chất dinh dưỡng sẽ “biến mất” nhanh chóng.
Cải bó xôi (rau chân vịt)
Cải bó xôi rất giàu sắt cùng vitamin C. Sắt tốt cho máu còn vitamin C có tác dụng tăng cường hòa tan sắt trong dịch ruột, giúp sắt được hấp thu tốt hơn ở hệ tiêu hóa. Việc luộc cải bó xôi sẽ làm mất đi những khoáng chất và vitamin có trong rau.
Súp lơ
Súp lơ là một thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe và chứa một nguồn vitamin phong phú. Súp lơ là một nguồn giàu vitamin-C đặc biệt; Cung cấp 89,2 mg hoặc khoảng 150% RDA trên 100 g. Nếu như có thói quen luộc loại rau này thì bạn nên bỏ ngay vì sẽ làm mất đi lượng vitamin có trong rau. Cách tốt nhất để ăn loại rau này là hấp. Ngoài ra bạn cũng có thể xào hoặc nướng súp lơ.
Đậu que
Đậu que cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ví dụ, quả đỗ xanh chứa 3 loại chất chống oxy hóa carotenoid gồm beta carotene, lutein và zeaxanthin. Trong đó, beta carotene được chuyển đổi trong võng mạc, là một nguồn vitamin A cần thiết cho thị lực… Luộc đỗ sẽ làm mất đi lượng lớn các chất cần thiết có trong các loại đậu quả này cũng như các quả đậu nói chung.
Những cách luộc rau không đúng cách
Tích trữ rau xanh quá lâu trước khi sử dụng
Ngày nay, với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật ví dụ như tủ lạnh, bạn có thể dự trữ thực phẩm trong 1 thời gian dài để tiết kiệm thời gian đi chợ.
Tuy nhiên, với rau xanh thì bạn không nên tích trữ trong thời gian quá dài vì như vậy tức là bạn đã đánh mất gần như hết chất dinh dưỡng có trong nó.
Nhất là đối với những loại rau giàu vitamin C như rau ngót, rau cải, bạn chỉ cần để ở nhiệt độ 20 độ C trong vòng 1 ngày thì lượng sinh tố C sẽ bị hao tổn tới 84%.
Hãy hình dung nếu bạn để rau trong tủ lạnh cả vài ngày đến hàng tuần, chắc lúc đó bạn chỉ còn mỗi chất xơ để ăn thôi.
Nhặt bỏ lá rau trước khi luộc
Nhiều bà nội trợ nghĩ rằng nhặt bỏ lá rau chỉ giữ lại gần như là thân rau non sẽ khiến món rau trở nên giòn, ngọt. Nhưng điều đó có nghĩa là bạn đang rất phí phạm bởi dưỡng chất của rau tồn tại trong bộ phận lá rất nhiều.
Cắt rau xong không luộc ngay
Rau củ sau khi nhặt hoặc cắt nhỏ xong nên luộc ngay để giữ độ tươi và ngọt của rau. Nếu bạn cắt nhỏ rau củ mà không luộc ngay tức là đang tạo điều kiện để các vitamin có trong rau bị oxy hóa gần hết.
Luộc rau ở nhiệt độ thấp
Khi luộc rau nên để ở nhiệt độ cao để giữ cho rau luôn xanh và giòn trước khi luộc. Luộc rau không nhiệt thấp không chỉ làm rau úa vàng, trông không ngon mắt mà còn khiến vitamin C và B1 bị bay hơi.
Chần rau rồi luộc
Nhiều người nghĩ rằng trần rau rồi mới luộc sẽ giúp rau sạch hơn nhưng thực tế cách này làm rau mất xanh lại mất thêm cả lượng lớn vitamin khi trần.
Chỉ rửa vài nước
Theo nấu ăn ngon, để rửa rau, mọi người chỉ rửa 3-4 nước là cho rằng rau đã sạch nhưng cách này chỉ rửa được những bụi bẩn, tạp chất bám bên ngoài còn các hóa chất thì không.
Cách tốt nhất là hãy ngâm rau trong chậu nước lớn khoảng 10 phút trước khi rửa. Dùng nước vo gạo để ngâm càng tốt. Điều này giúp làm sạch bớt một phần hóa chất nhiễm trong rau.
Đậy vung nồi khi luộc
Đậy vung nồi khi luộc rau vốn sẽ giúp rau giữ chất dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên, hiện tại, rau bị ô nhiễm và còn dư lượng trừ sâu bên trong. Vì thế, khi luộc, nên mở vung ra để các chất hóa học thoát bớt ra ngoài.